Tại sao phải đǎng ký Nhãn hiệu hàng
hoá? |
Đǎng ký Nhãn
hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ là một thủ tục nhằm xác lập
quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Vì nhãn hiệu hàng hóa
được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí
tuệ), việc đǎng ký nói trên thực chất giống như làm trước bạ
các tài sản vật chất.
Nói chung,
việc đǎng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt
buộc nhưng nếu không làm thủ tục đǎng ký, Nhãn hiệu sẽ bị bắt
chước dẫn đến các rủi ro không dễ dàng vượt qua được. Một nhãn
hiệu không được đǎng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp
luật bảo hộ. Khi có người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc
tương tự với nhãn hiệu của bạn và cho cùng loại sản phẩm hoặc
dịch vụ mà bạn kinh doanh, bạn bị rơi vào trạng thái bị cạnh
tranh trực diện, bạn bị mất thị phần và mọi thành quả do bạn
xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác
lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai
thác. Khi đó, bạn phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can
thiệp. Trong tình thế nhãn hiệu không được đǎng ký, dường như
không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp
luật không bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa không đǎng ký.
Ví dụ như:
Nhãn hiệu "VINATABA" của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam bị
công ty ở nước ngoài đǎng ký trước tại một số nước trong khu
vực, Nhãn hiệu "Cà phê TRUNG NGUYÊN & hình" cũng bị đǎng
ký trước ở thị trường Mỹ. Như vậy, các công ty nói trên không
được sử dụng nhãn hiệu của mình tại thị trường đó nếu họ không
có cơ may thắng kiện khi tiến hành các thủ tục khiếu nại giành
lại quyền sở hữu nhãn hiệu của mình. Trong tình thế này, sẽ
rất phức tạp và phải đầu tư mất nhiều thời gian và chi phí
tiền bạc rất tốn kém.
Nhãn hiệu được bảo hộ như thế
nào?
|
Nhãn hiệu được
đǎng ký tức là có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. Khi có
người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu
của bạn đã được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà
bạn kinh doanh, bạn sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp
luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:
1. Bạn có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành
chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình
tại các cơ quan thực thi quyền (Công an kinh tế, Quản lý thị
trường, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan,?), cụ thể là áp dụng
các biện pháp ngǎn chặn ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp - đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông,
tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm,? và xử phạt vi phạm hành
chính.
2. Bạn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt
hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình
tại cơ quan Toà án.
3. Bạn có thể uỷ quyền cho Công ty sở hữu trí
tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Công ty sở hữu trí tuệ WINCO Trụ sở:
21 phố Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội ĐT : (84-4) 7628119 -
(84-4) 7628185 Fax : (84-4) 7628120 - (84-4)
7628526 Website: www.wincolaw.com.vn
|